Nấm mèo


NẤM MÈO

-Tên gọi khác: Nấm tai mèo, Nấm Mộc Nhĩ, Vân Nhĩ
-Tên tiếng Anh: Jew's ear, jelly ear.
-Tên khoa học: Auricularia auricula-judae (Fr.) J.Schröt.
-Tên đồng nghĩa: Auricularia auricula, Hirneola auricula-judae
-Các loài tương cận: Auricularia polytricha, A. delicata, A. tenuis, A. emini, A. mesenterica, A. Ornata , A. Cornea, A. Fuscosuccinea.

Nấm mèo

Phân loại thực vật

Giới (regnum):
Nấm (Fungi).
Ngành (divisio):
Nấm đảm (Basidiomycota).
Lớp (class):
Nấm tản (Agaricomycetes).
Bộ (ordo):
Mộc nhĩ (Auriculariales).
Họ (familia):
Mộc nhĩ (Auricularaceae).
Chi (genus):
Mộc nhĩ (Auricularia).
Loài (species):
Nấm mèo (Auricularia auricula).

Phân bố

Loài nấm mèo phát triển trên thân gổ mục ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Nhiều nhất là ở Đông Nam Á và Trung Quốc. Ở Úc nấm mèo mọc trên gổ bạch đàn mục rửa.

Mô tả

Nấm mèo phát tán và sinh sản bằng bào tử. Khi bào tử bám vào giá thể như gổ mục, có đủ dộ ẩm bào tử nẩy mầm. Khuẩn ty là sợi nấm ăn luồn trong các khối gổ, khi hệ sợi nấm phát triển mạnh, đủ nguồn dinh dưỡng thì hình thành tai nấm.
Tai nấm có dạng một vành tai, thường không cuống, mềm mại khi còn tươi  và cứng dòn khi phơi khô. Mặt trên mũ có lông dày, mỏng hoặc không lông. Màu sắc biến đổi từ trắng, cam, nâu, tím và đen. Nấm mèo mọc được trên các giá thể như gỗ mục, các nguyên liệu có chất xơ.  Tai nấm mèo phát triển qua bốn giai đoạn và được gọi tên theo hình dạng quả thể. Tai nấm có nhiều nếp cong và các gờ giống như tai mèo với nhiều tỉnh mạch nên được gọi là nấm tai mèo hay mộc nhĩ.
Khi tai nấm già, một số chuyển sang giai đoạn sinh sản, mặt dưới tai nấm có các lớp bào tử màu trắng kem hoặc vàng nhạt. Bào tử hình quả lê, dài 16-18 micromet và ngang 6-8 micromet.

Thành phần hóa học

Theo nguồn Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng Hoa Kỳ (USDA), thành phần hóa học trong 100 gam nấm mèo khô như sau: 370 kcal, 10,6 g protein , 0,2 g chất béo , 65 g carbohydrate , 5,8 g tro , canci 375 mg, sắt 185 mg, phospho 201 mg và 0,03 % mg carotene . Nấm tươi chứa độ ẩm 90%.

Công dụng

a-Nấm mèo được dùng làm thực phẩm

Nấm mèo được dùng trong ẩm thực và dược liệu ở Châu Á từ lâu đời, nhưng gần đây mới được đưa vào các món ăn cao cấp ở phương tây.
Ở Việt Nam nấm mèomột loại thức ăn rất quen thuộc, đặc biệt vào các dịp cỗ bàn ngày Tết, ngày giỗ, cưới...và các món ăn cao cấp trong nhà hàng.
Nấm mèo được sử dụng rất nhiều trong các món ăn được xào, nấu canh, lẩu thông thường còn là những thức ăn có bài thuốc dinh dưỡng trị liệu rất tốt.
Sau đây là một số món ăn từ nấm mèo có bài thuốc dinh dưỡng trị liệu:
1-Cháo mộc nhĩ: Mộc nhĩ 30g, gạo tẻ 100g, đại táo 5 quả. Có tác dụng nhuận phế, sinh tân, tư ân dưỡng vị, ích khí chỉ huyết, bổ não cường tâm. Dùng cho người suy nhược thần kinh và thể lực, bệnh đường hô hấp (ho khan) các bệnh có chảy máu như trĩ, đại tiểu tiện ra máu, rong kinh do huyết ứ, phụ nữ sau sinh đẻ (theo www. suckhoedoisong.vn).
2-Canh măng, mộc nhĩ: Măng tre khô 10g, mộc nhĩ trắng 10g, trứng gà, gia vị. Có tác dụng tiêu mỡ ở bụng, chống béo phì (theo www. suckhoedoisong.vn).
3-Canh mộc nhĩ, thịt lợn: Mộc nhĩ 25g, thịt lợn nạc 150g, rau hẹ 25g, tinh bột nước 10g, nước 1 lít, muối gia vị vừa đủ. Dùng cho phụ nữ sinh đẻ để bồi bổ khí huyết (theo www. suckhoedoisong.vn).
4-Thịt gà mộc nhĩ chưng cách thủy:Mộc nhĩ 30g, thịt gà 200g. Tác dụng khứ ứ cầm máu ở phụ nữ sau sinh đẻ có “máu hôi” ra liên tục không dứt, cục thâm kèm đau bụng (theo www. suckhoedoisong.vn).
5-Thịt lợn xào, mộc nhĩ: Mộc nhĩ 50g, thịt lợn nạc 100g. Tác dụng: thanh nhiệt, lợi thấp, cầm đới hạ ở những trường hợp do huyết nhiệt sinh ra rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều, kinh nhiều, rong kinh, đau bụng kinh (theo www. suckhoedoisong.vn).
6-Gan lợn, mộc nhĩ: Mộc nhĩ trắng 20g, gan lợn 240g, táo tầu đỏ (bỏ hột) 2 quả, gừng sống 1 lát. Tác dụng bổ huyết, hoạt huyết. Chữa suy nhược thần kinh (đau đầu, mất ngủ). Phụ nữ kinh nguyệt không đều như bài trên. Dùng tốt cho sản phụ (theo www. suckhoedoisong.vn).
7-Mộc nhĩ chưng đường phèn: Chữa gan nóng (can nhiệt) miệng khô khát nước, đắng, mắt nhiều nhử nhìn khó, lòng trắng có tia máu (theo www. suckhoedoisong.vn).
8-Mộc nhĩ đậu đen: Nấu chè cho người già ăn có tác dụng bổ can thận, chữa đau lưng khớp, làm mắt sáng (theo www. suckhoedoisong.vn).
9- Nấm mèo chế biến món ăn thường xuyên: Những người bị các chứng băng huyết, kiết lỵ, táo bón, đường ruột yếu, nên lấy nấm mèo chế biến món ăn thường xuyên để chữa trị rất hay. Có thể dùng nấm mèo nấu chè với hạt sen; hầm với gà; hoặc đem chưng với cao ban long (Theo lương y Phạm Như Tá).

b-Nấm mèo đuộc dùng làm thuốc

Theo y học cổ truyền, nấm mèo có công dụng thông lợi ngũ tạng, hoạt huyết, bổ khí tăng sức, nhuận táo lợi trường, giải độc, trừ kiết lỵ, chữa trĩ, bệnh đường ruột. Loại nấm làm thuốc tốt nhất là nấm mèo đen.
Ở Indinesia cho rằng các món ăn từ nấm mèo có tác dụng bổ máu.
Tây y cho rằng ăn nấm mèo còn có tác dụng làm giảm cholesterol cấp nói chung, và đặc biệt để giảm mức độ cholesterol xấu.
Nấm mèo đen có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản nên là thức ăn thích hợp cho những người bị bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng động mạch vành.

Một số bài thuốc từ nấm mèo

1-Trị chảy máu cam: Mộc nhĩ (tốt nhất mọc trên cây dâu) đốt tồn tính tán bột viên thêm nước vo viên nút lỗ mũi (theo www. suckhoedoisong.vn).
2-Trị trĩ xuất huyết: Mộc nhĩ 6g, hồng khô 30g, nấu chè ăn hằng ngày (theo www. suckhoedoisong.vn).
3-Trị rong kinh: Mộc nhĩ sao vàng 40g, rễ cây vú bò 20g, củ rau má già 100g, gừng khô 16g. Sắc nước uống (theo www. suckhoedoisong.vn).
4-Huyết áp cao: Mộc nhĩ 30g (mọc trên cây dâu) ngâm rửa sạch rồi hấp với đường ăn buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng nhiều lần (theo www. suckhoedoisong.vn).
5-Mặt phát ban sậm màu: Mộc nhĩ (cây dâu) đốt tồn tính, chưng nóng uống sau bữa ăn (khi no). (theo www. suckhoedoisong.vn).
6-Giải độc: Thường dùng giải nấm độc. Sau khi đã gây nôn sắc mộc nhĩ cho uống (theo www. suckhoedoisong.vn).
7-Cơn đau tim: Chỉ nên dùng hỗ trợ sau khi có xử trí bằng phương pháp y học hiện đại. Dùng nước sắc mộc nhĩ cho uống (theo www. suckhoedoisong.vn).
8-Đau bụng do giun sán: Sắc mộc nhĩ cho uống hỗ trợ tạm thời. Cơ bản phải cho xổ giun sán (theo www. suckhoedoisong.vn).
9-Làm thuốc bổ máu: Lấy 20g mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), 10 trái hồng táo, cùng một ít đường đỏ đem nấu chung để dùng; dùng 50g táo đỏ, 50g đậu xanh đem nấu chung, rồi cho đường đỏ vào. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liền 15 ngày trong 1 đợt (theo lương y Vũ Quốc Trung).
                                                                                                           Kỹ sư Hồ Đình Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét